52/2 Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình. TP.HCM Hotline: 0915 797 718 -09876 09818

Với vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Tháp Poshanu được xem là một trong những điểm du lịch đặc sắc ở Bình Thuận. Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử vẫn đứng sừng sững, trầm mặc. Với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Cùng khám phá vẻ đẹp xưa của Tháp Poshanu nhé.

Nét hoang sơ của tháp Poshanu

Trải dài dọc trên khắp đất nước Việt Nam. Các công trình kiến trúc xưa cũ của người Champa vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Như một cách để lưu lại dấu ấn về thời kỳ hoàng kim của vương quốc Chăm. Nếu thành phố biển Nha Trang xinh đẹp có Tháp bà Ponagar. Vùng đất hoa vàng cỏ xanh nổi tiếng với Tháp Nhạn Phú Yên. Thì thiên đường miền nhiệt đới Phan Thiết cũng sở hữu cụm Tháp Poshanu cổ xưa, kỳ bí.

Cùng với Khu di tích Trường Dục Thanh Phan Thiết, Tháp Poshanu là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử trường tồn mãi với thời gian.Công trình kiến trúc cổ này không chỉ có ý nghĩa về nghệ thuật mà còn củng cố giá trị di sản của quốc gia. Đây được xem là tinh hoa văn hoá toàn vẹn nhất của thời kỳ Chămpa còn sót lại.

Đến nay,quần thể này vẫn lưu giữ trọn vẹn nét đẹp uy nghi, cổ xưa và huyền bí vô cùng ấn tượng. Bạn cũng có thể dễ dàng ghé thăm ngôi Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) có vị trí khá gần với Tháp Po Sah Inư đấy.

Lịch sử của tháp Poshanu

Tháp Poshanu còn gọi là Đền Po Sah Anaih hay Tháp Chăm Phố Hài. Là một nhóm di tích đền thờ Ấn Độ Giáo hay còn gọi là tháp Chăm, của Vương quốc Chăm Pa.

 Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Champa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Nhóm đền tháp Poshanu là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

  • Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người chăm xây dựng nhóm đền tháp. Mục đích để thờ thần Shiva những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.
  • Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanu. Công chúa Poshanu (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.
  • Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ 15. Từ đây tháp có tên gọi là Po Sah Inư.
  • Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo. Năm 1991, di tích này được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Câu chuyện về cô công chúa Poshanu

Chuyện kể rằng khi xưa ở đây là nơi sinh sống của nhân dân vương quốc ChamPa. Quốc vương có một nàng công chúa tên là Poshanu xinh đẹp và hiền thục. Nàng đem lòng yêu say đắm chàng trai Po Sahaniempar. Một người theo đạo Hồi và là lãnh chúa vùng Gia Lâm.

Vượt qua bao nhiêu cản trở, hà khắc của luật lệ tôn giáo. Họ đã đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc và sự chúc mừng của thần dân. Cả hai vùng bằng tình yêu chân chính sâu đậm.

 Thế nhưng cuộc sống êm đẹp đó diễn ra chưa được bao lâu thì Pô Sahaniempar phải trở về quê hương Ấn Độ của mình vì một lý do riêng. Nàng Poshanu xinh đẹp buồn thương tiễn bước chân chồng đang rời xa không quên mang theo lời nguyện ước sẽ đợi chàng chính nơi tiễn đưa khi chàng quay lại.

Em trai của công chúa, Thái tử Podam từ lâu luôn căm ghét những người ngoại đạo. Vì thế ngài đã lên kế hoạch chia rẽ đôi uyên ương trong ngày trùng phùng.

Pô Sahaniempar sau chuyến hành hương quay trở về những mong đoàn tụ cùng người vợ Poshanu xinh đẹp nhưng lại không thấy nàng ra đón mừng như lời thề trước lúc ly biệt. Thế là chàng buồn bã từ bỏ mảnh đất đầy kỷ niệm của hai người mà xuôi về phương Nam.

Ngày nay….

Ngày nay, Ban quản lý tháp Chăm Poshanu vẫn mở cửa đón khách thập phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính. Chứa đựng nhiều bí ẩn về nghệ thuật xây dựng của người Chăm. Tháp Chăm Pô Sha Inư không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Chăm mà nó còn góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa lịch sử Việt Nam nói chung và văn hóa lịch sử Bình Thuận nói riêng.

  • Địa chỉ: nằm trên Núi Bà Nài, Phú Hài, Phan Thiết
  • Giờ mở cửa: 6h45 – 17h30 hàng ngày
  • Giá vé tham quan: 15.000 vnđ/người