52/2 Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình. TP.HCM Hotline: 0915 797 718 -09876 09818
Đánh giá Tour

Có lẽ không nơi nào trên đất nước có hương vị nước mắm riêng. Nước mắm Phan Thiết có hương vị nồng nàn làm xao xuyến lòng người. Đến nay, ngư dân Phan Thiết vẫn giữ được tròn nét truyền thống làm những giọt nước mắm nguyên chất. Dù nghề đã trải qua được 300 năm. Hôm nay cùng Việt Du Travel đến và thưởng thức nước mắm Phan Thiết truyền thống nhé!

Giới thiệu về nước mắm Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết thuộc là loại nước mắm lâu đời và có mặt hầu hết trên thị trường Việt Nam. Nước mắm có từ thời 1809 có tên là Tổng Đức Thắng. Những nhà làm nước mắm thời đó được nhiều và bán ở Đàng Ngoài.

Vào thế kỷ 20 thì Nước mắm Phan Thiết nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Liên Thành được bán rộng rãi ở phía Nam và Trung. Đến năm 2007 thì thương mại hóa và được đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tỉnh Bình Thuận. Sau khi đăng ký thì các loại nước mắm được sản xuất theo quy trình đúng theo quy trình an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên ngoài Việt Nam trước đó 8 năm từ ngày 1 tháng 6 nam 1999 một công ty tên là Kim Seng trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu “nước mắm nhĩ thượng hạng Phan Thiết” tại văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ.

Cùng với một trong những điều đó mà du khách không thể quên nhắc đến Phan Thiết bởi vị Nước mắm Phan Thiết trú danh. Ngoài ra thì Nước mắm Phan Thiết còn luôn được nằm trong top những thương hiệu nước mắm danh tiếng khắp đất Việt.

Xem thêm: Giá Vé Tàu Hỏa Đi Phan Thiết, Những Điều Cần Biết Khi Đi Tàu Hỏa

Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết

Nguyên liệu làm nước mắm Phan Thiết

Nguyên liệu làm nước mắm chủ yếu từ cá cơm và các loại cá khách mỗi lần tàu về và muối hột.  Cá cơm xuất hiện những tháng 4 đến tháng 8 âm lịch. Cá nhỏ chỉ bằng ngón út hay chiếc đỏ nhưng phân rã thành mắm nhanh.  Nhiều nhà làm nước mắm còn cho biết là chất lượng nước mắm phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá. Cá béo mập thì nước mắm ngon và đạt độ đạm cao.

Cách chế biến nước mắm Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết truyền thống có nhiều cách chế biến khác nhau, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Việt Du nhé.

Trong thùng lều

Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng liều, cao 2m đến 2,5m có đường kính từ 1,5m đến 2m, dung tích của thùng lêu chứa từ 2,5m3 đến 8m3 để muối cá. Sở dĩ người ta phải sử dụng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít để làm thùng vì khi “niền” lại bằng dây chạy quanh ngoài thân thùng các mảnh gỗ sẽ được siết chặt vào nhau không có khe hở.

Cá cơm khi đánh bắt về được chọn lựa kỹ bỏ những bo to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Cá được đem vào muối không cần rửa lại vì trước khi đem lên bờ đã được rửa bằng nước biển. Khi muối tỷ lệ thường dùng là 10 cá 4 muôi hay 3 cá 1 muối, hai thành phần đó trộn chung cho thật đều mà không để nát gọi là chượp.

Sau khi cho chượp vào đầy thùng lều thì phủ lên cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, trải một lớp muối lên trên rồi cải vỉ tre trên mặt và xếp đá đè xuống. Sau khoảng 2 ngày đến 4 ngày người ta mở núi lù có cụm lọc ở đáy thùng lều tháo dịch cá chảy ra. Dịch này gọi là nước bổi do các enzyme trong ruột cá giúp thủy phân phần nội tạng cá mà thành.

Nước bổi có thành phần đậm nhưng có mùi tanh chưa ăn được thường được lọc bỏ váng bẩn để làm nước châm vào các thùng chượp đã chín nhằm tăng độ đạm. Sau khi nước bổi rút chượp trong thùng xẹp xuống và bắt đầu quá trình thủy phân chính. Tác nhân chính là của quá trình này là một loại vi khuẩn kỵ khí cần có thời gian từ 8 tháng đến 18 tháng thì mới thủy phân trong thân cá.

Khi quá trình này hoàn thành, tức chượp chín, thì nước mắm hình thành trong suốt. Với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tùy theo từng mẻ cá). Không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng.

Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ – hoàn toàn từ thân cá thủy phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ. người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm đồng nhất bán ra thị trường. Người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác nhau.

Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết

Trong lu

Đây là phương pháp làm nước mắm phổ biến ở Phan Thiết, đặc biệt là trong các cơ sở nhỏ. Cách ướp chượp, tỷ lệ cá và muối, vẫn theo cách dùng thùng lều. Điểm khác biệt là chượp ướp trong lu và lu được đậy kín phơi ngoài trời thay vì để trong nhà như thùng lều. Bằng cách này, nhiệt độ trong lu thường cao hơn, chượp mau chín hơn.

Độ đạm của nước mắm

Độ đạm dinh dưỡng 

Quá trình thủy phân của chượp thường đi song song với quá trình phân huỷ của các vi khuẩn gây thối. Vì thế, thành phần đạm của nước mắm bao gồm 2 sản phẩm của 2 quá trình đó. Là đạm dinh dưỡng và đạm urê (tức đạm thối).

Tỷ lệ đạm dinh dưỡng trong nước mắm càng cao, thì nước mắm càng ngon. Tỷ lệ trung bình ở các loại nước mắm ngon chiếm khoảng 60-70% đạm tổng.

Nước mắm cao đạm

Bằng phương pháp ủ chượp – kéo rút thông thường, nước mắm nhất – tức nước nhỉ – chỉ có độ đạm khoảng 28-30 oN. Để có nước mắm nhĩ cao đạm từ 35-37 độ, một mặt người ta phải chọn được cá tốt. Tỷ lệ thịt cao, tươi ngon, một mặt khác phải rút kiệt nước bổi để giảm lượng nước có trong thùng chượp.

Để đưa độ đạm cao hơn, người ta phải độ đạm. Phương pháp này thường sử dụng nước hoa cà (nước mắm chưa ngấu). Có độ đạm khoảng 22-28o làm nước chấm để kéo rút lần lượt qua nhiều thùng lều liên tiếp, mỗi một thùng sẽ làm tăng vài độ đạm.  Tuy nhiên, độ đạm kỷ lục có thể đạt được cho đến hiện nay chỉ là 42-43o và chỉ có một số rất ít doanh nghiệp nước mắm ở Phan Thiết có thể làm được.

Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết

Địa điểm mua nước mắm Phan Thiết chính hiệu

  • Các làng nghề nước mắm tại phường Phú Hài, Hàm Tiến. Mũi Né
  • Nước mắm Tĩn 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Mũi Né
  • Nước mắm Con cá Vàng (PT FISACO) 65 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết
  • Nước mắm Quà Quê ở 41/11 Võ Văn Dũng, Thanh Hải

Lời kết

Hy vọng với các gợi ý trên bạn sẽ có được những phần quà nho nhỏ. Đem tặng những người bạn, người thân trong gia đình của mình sau chuyến đi du lịch Mũi Né Phan Thiết nhé!

✰ ✰ ✰ ✰ ✰ ✰

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT DU

➥ Địa chỉ trụ sở chính: 52/2 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM
➥ Văn phòng đại diện: 107 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM
➥ Điện thoại: (028) 36 029 711
➥ Hotline: 0915 797 718
➥ Email: sales@dulichvietdu.com
➥ Website: dulichvietdu.com