52/2 Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình. TP.HCM Hotline: 0915 797 718 -09876 09818

Chắc hẳn ai bị say tàu xe thì việc đi du lịch một nơi nào đó thật là oái oăm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí giúp bạn những mẹo tránh say tàu xe khi đi du lịch đến Phan Thiết nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến say tàu xe 

Tình trạng này được gọi chung là say tàu xe. Khi đi tàu, thuyền trên biển thì người ta thường dùng từ say sóng – nhưng đó cũng là chứng rối loạn tương tự. Để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi. Bạn sẽ cần biết vài cách chống say xe hiệu quả.

Những chuyển động bên ngoài được não cảm nhận bằng nhiều con đường khác nhau của hệ thần kinh. Bao gồm tai trong, mắt và các mô ở bề mặt cơ thể. Khi cơ thể di chuyển một cách chủ động, chẳng hạn như đi bộ. Tín hiệu từ các giác quan truyền được não bộ điều phối, xử lý.

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn với nhau từ các cơ quan thu nhận cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể cảm giác trên da, cơ và khớp.

2. Triệu chứng say tàu xe 

Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị say tàu xe bao gồm

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Xanh xao
  • Đổ mồ hôi
  • Chảy nước dãi
  • Khó thở, hơi thở ngắn
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ

Các biểu hiện phổ biến khác có thể là

  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy không thoải mái
  • Có cảm giác không khỏe (khó chịu)

Một vài triệu chứng nhẹ của say tàu xe có thể thấy là

  • Đau đầu
  • Khó chịu nhẹ
  • Ngáp

3. 13 cách chống xe tàu xe hiệu quả

Các triệu chứng của chứng say xe thường kết thúc khi những chuyển động là nguyên nhân gây ra chúng chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người cảm thấy say xe kéo dài vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

3.1. Nhìn ra ngoài trời

Một lời khuyên thường thấy cho những người bị say xe là nên nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chân trời theo hướng phương tiện đang di chuyển. Việc này giúp định hướng lại cảm giác thăng bằng bên trong não bộ bằng cách cung cấp thêm cảm nhận về chuyển động thống nhất.

3.2.Ngủ một giấc

Khi bạn đi vào buổi tối hoặc không ngồi gần cửa sổ, hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

3.3. Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm chứng say xe nhẹ là nhai kẹo cao su. Bạn cũng có thể ăn vặt trên xe, nói chung cử động nhai có thể giúp làm giảm các tác động do xung đột tín hiệu giữa mắt và tai gây ra.

3.4. Gừng

Gừng có thể giúp giảm say tàu xe hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm gừng có sẵn ở dạng viên như kẹo gừng hay nhai một miếng gừng tươi để cảm thấy tốt hơn.

3.5. Vỏ quýt

Cách này cũng được rất nhiều người dùng. Chỉ cần bóc vỏ quýt rồi đặt lên mũi để mùi quýt át hết mùi dầu nhớt của xe cũng giúp bạn giảm đi cảm giác buồn nôn khó chịu.

3.6.Khoai lang sống 

Cách này do mẹ mình chỉ lại. Bạn hãy nhai khoai lang sống trên xe. Trước đây em gái mình và mẹ say tàu xe rất nhiều. Áp dụng mẹo này mà có thể quên đi việc mình say tàu xe. 

3.7. Không đọc sách báo và sử dụng điện thoại nhiều 

Khi đi xe, bạn không nên đọc sách, báo, điện thoại. Khi đọc một cái gì đó trên xe sẽ làm bạn cảm thấy chóng mặt hơn. Vì thế, bạn hãy tranh thủ chợp mắt một chút để cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

3.8.Tránh ăn quá no hoặc quá đói lên xe 

Thêm một lưu ý cho các bạn dễ say xe đó là không được để bụng quá no hoặc quá đói khi lên xe. Vì cả hai sẽ khiến bụng bạn khó chịu, từ đó tình trạng say xe sẽ nghiêm trọng hơn. Hãy ăn nhẹ những món ăn dễ tiêu trước khi đi xe nhé!

3.9.Trò chuyện với mọi người

Để xua tan cảm giác say xe khó chịu, bạn có thể trò chuyện với mọi người, bạn bè đi cùng, những câu chuyện vui sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe.

Hãy thử áp dụng mẹo đơn giản này để chuyến đi của bạn thoải mái hơn nhé!

4. Phòng ngừa tránh say tàu xe 

Bạn có thể thực hiện vài điều sau để ngăn ngừa triệu chứng say tàu xe xảy ra:

  • Ngồi ở vị trí để mắt cũng có thể cảm nhận được chuyển động của cơ thể tương tự với tai trong (chẳng hạn như ngồi gần cửa sổ).
  • Lựa chọn chỗ ngồi cố định, ít bị rung lắc.
  • Không đọc sách nếu hay bị say tàu xe và không ngồi ngược lại với hướng đi của xe.
  • Không bắt chuyện với những du khách khác nếu bạn say tàu xe.
  • Tránh mang theo những thức ăn có mùi nồng, cay hay nhiều dầu mỡ khi đi du lịch.

5. Sử dụng thuốc chống say xe

Bên cạnh những cách chống say xe theo kinh nghiệm, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi đi du lịch.

  • Scopolamine: Loại thuốc này được dùng phổ biến nhất cho người say tàu xe. Bạn nên uống trước một khoảng thời gian trước khi lên xe. Ngoài ra, có dạng miếng dán sau tai để chống say xe, có hiệu quả trong vòng 6–8 tiếng.
  • Promethazin: Bạn nên uống thuốc 2 giờ trước khi đi du lịch và hiệu lực kéo dài 6–8 giờ. Tác dụng phụ của thuốc có thể là buồn ngủ và khô miệng.
  • Cyclizine: Thuốc có tác dụng khi uống trước 30 phút và không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Dimenhydrinat: Uống thuốc sau mỗi 4–8 giờ để đề phòng say xe.
  • Meclizine: Thuốc có hiệu quả khi uống 1 giờ trước khi lên xe, không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi.

6. Kết Luận

Say xe luôn là điều khiến nhiều bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin mỗi khi đi chơi cùng bạn bè gia đình hay về quê. Và những cách chống say tàu xe không cần thuốc trên đây chắc sẽ giúp bạn “sống sót” qua những lần ngồi tàu xe một cách an toàn.


** Tham khảo thêm một số tour trong nước 

Tour Mũi Né – Phan Thiết

Tour Đảo Phú Quý 

Đảo Cù Lao Câu