Được mệnh danh là “trứng cá xanh” của biển cả, rong nho đang là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mang đến cho người sử dụng. Cùng mình giải đáp tất cả về Rong nho là gì nhé..!!! Vì Rong nho hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên không phải ai cũng biết rong nho là gì, rong nho mua ở đâu chất lượng, phân loại rong nho thế nào?
Là một loại tảo biển, hình dạng giống chùm nho. Rong nho được người Nhật sử dụng làm thực phẩm ăn hằng ngày trong suốt 800 năm nay và dần trở nên phổ biến và ưa chuộng tại Việt Nam.
Thông thường, rong nho phân bố ở vị trí các vùng đảo Đông Nam Á, Nhật Bản, khu vực Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Thay vì nhập khẩu rong nho như trước kia thì hiện nay, rong nho đã được trồng ở các tỉnh ven biển. Như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Rong nho tươi là loại rong biển có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Phòng chống được các bệnh về đường ruột, huyết áp, giải độc và thanh lọc cơ thể. Như một mỹ phẩm tự nhiên làm sạch các lỗ chân lông và mịn màng da. Chống lão hóa và chống béo phì hiệu quả. Sản phẩm được nuôi trồng và chế biến theo quy trình của Nhật Bản.
Rong nho chứa rất nhiều nước. Đặc biệt rong nho sống trong môi trường nước biển nên có vị mặn tự nhiên. Có chứa một số hoạt chất như caulerpicin và caulerpin. Giúp kích thích ngon miệng. Và có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Độ giòn, tươi mát của rong nho khiến không ít nhà ẩm thực đánh giá. Đây là một trong những thực phẩm top đầu trong chế biến các loại salad ăn sống.
Rong nho biển có nguồn gốc từ Philippines. Sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn. Như một loại rau xanh từ năm 1986. Tuy nhiên tại xứ sở mặt trời mọc, rong nho phát triển không thuận lợi.
Năm 2004, loài rong này được một kỹ sư địa chất Việt Nam mang về nghiên cứu. Cải tiến phương pháp trồng và nhân giống thành công. Cho ra đời một sản phẩm rong nho có chất lượng cao hơn.
Người kỹ sư ấy là ông Lê Bền – Hội viên Hội Khoa học – Kỹ thuật (KH-KT) Khánh Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín (Nha Trang). Sáng tạo trên đã giúp ông đạt giải khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo KHKT toàn quốc lần thứ 9 (2006 – 2007).
Đồng thời mở ra triển vọng mới cho nghề trồng rong nho ở Việt Nam. Sau một đoạn đường dài, ngoằn ngoèo men theo các ao đìa nuôi tôm của người dân xã Ninh Hải (Ninh Hòa). Chúng tôi đến thôn Đông Hà – nơi trồng rong nho của ông Lê Bền.
Tại đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến sự phát triển tươi tốt của loài rong nho được mang về từ Nhật Bản, vốn rất hiếm thấy ở vùng biển Việt Nam.
Hiện tại thị trường đang tiêu thụ hai loại rong nho rất dễ dàng phân biệt. Đó là rong nho tươi và rong nho tách nước – Hay còn gọi là rong nho khô.
Là loại rong nho được thu hoạch và bảo quản lạnh. Thời gian sử dụng rong nho tươi rất ngắn, chỉ khoảng 3-5 ngày kể từ khi thu hoạch để đảm bảo đúng vị tươi ngon của chúng.
Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, rong nho cấp đông được ra đời. Đây là loại rong nho tươi còn nguyên nước nhưng được cấp đông. Giúp thời gian bảo quản rong nho tươi được lâu hơn khoảng 3-4 tuần. Cũng bởi vì thế mà giá trị dinh dưỡng và độ tươi ngon sẽ không bằng như rong nho tươi 100%.
Phổ biến hơn cả trên thị trường bởi sự tiện lợi. Cũng từ rong nho tươi sau khi thu hoạch được sơ chế tách bớt nước. Đóng gói chân không kèm theo túi nước biển.
Vì thế, rong nho khô bảo quản được một thời gian khá lâu từ 6-8 tháng mà không cần làm lạnh hay cấp đông. Khi chế biến rong nho khô, cần ngâm với nước để rong ngấm nước và nở ra.
Đã qua sơ chế tách nước và bảo quản trong thời gian khá dài. Nên giá trị dinh dưỡng trong rong nho khô cũng giảm bớt. Tuy nhiên không vì thế mà rong nho khô không ngon. Khi ngâm nước nở, rong nho khô vẫn giòn và ngon, kích thích vị giác để thưởng thức.
Rong nho có tên khoa học là Caulerpa lentillifera. Do có hình dạng rất giống quả nho nên chúng còn có tên gọi là nho biển hay trứng cá hồi xanh.
Có đặc điểm mềm, giòn, ngon và rất bổ dưỡng do có chứa nhiều vitamin A, C. Và các khoáng chất vi lượng cần thiết. Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở các vùng biển ấm Thái Bình Dương. Như Philippines, Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản, những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao…
Ở Việt Nam, năm 2006, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy rong nho tại đảo Phú Quý (Phan Thiết). Tuy nhiên kích thước của nó lại rất nhỏ, bằng 1/3 – 1/4 so với loài rong có nguồn gốc ở Nhật Bản.
Đặc biệt, sau khi xét nghiệm mẫu rong theo phương pháp trồng mới, các cơ quan chức năng kết luận. Rong nho trồng ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn. Về vệ sinh an toàn thực phẩm và rất giàu chất dinh dưỡng.
Từ những kết quả thu được, đề tài nghiên cứu khoa học “Cải tiến phương pháp trồng rong nho cho năng suất cao và chất lượng tốt” của ông Bền. Đã đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo KHKT toàn quốc lần thứ 9 (2006 – 2007).
Rửa bằng nước sạch và ngâm 10 – 15 phút cho bớt mặn. Và dùng như một loại rau xanh thông thường (không nấu lâu trên lửa vì sẽ bị mềm, không ngon).
Để tránh vị tanh của biển bạn nên ngâm rong trong nước có đá lạnh vài phút sẽ làm mất vị tanh ngay. Rong sẽ giòn ngon hơn (ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu, vì rong sẽ bị teo lại sau 30 phút). Nếu không có nước lạnh có thể ngâm trong nước thường vài giờ cũng làm rong bớt mùi tanh.
Rong rửa sạch,dùng máy xay sinh tố xay 50g-100g rong nho,lọc lấy nước ép. Đối với người bị tiểu đường có thể uống ngay. Hay bạn có thể pha thêm đường hay mật ong tùy thích. Lâu ngày như một liệu pháp tốt cho sức khỏe.
Dùng khăn vải mịn gói một ít rong nho đã rửa sạch muối, bóp cho dập ra. Khi chất nhờn thấm ra ngoài, cầm nguyên bọc vải đó thoa lên da mặt, cổ hay toàn thân. Sau 15 phút rửa sạch. Mỗi ngày làm một lần trước khi ngủ. Khi da trắng rồi sẽ không bắt nắng trở lại.
Hải sản Sạch Hải Tuấn Phan Thiết
Hải Nam Okinawa
Biển Phan Thiết là nơi trồng thành công loại Rong nho này theo quy trình công nghệ sinh học của Nhật Bản, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trên toàn quốc để cùng thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.