Đức Mẹ Tà Pao Tánh Linh Bình Thuận địa điểm hành hương quen thuộc của các giáo dân Công Giáo. Bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin bạn cần biết về trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
Quần thể công trình tượng đài và lễ đài Đức Mẹ Tà Pao có tên gọi chính thức là Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao. Theo tiếng của người dân tộc K’Ho thì Tà Pao có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp”. Ngoài ra, nếu được viết hoặc phát âm thành “Tà Pao” thì có ý nghĩa là “Suối mơ”.
Tượng Đức Mẹ được đúc bằng chất liệu xi măng trắng với chiều cao 3m và đặt trên một bệ cao 2m hình vuông. Đây được cho là trung tâm hành hương lớn ở Bình Thuận dành cho những người theo Công giáo Việt Nam.
Khoảng đầu tháng 10 năm 1980. Một số tín đồ Công Giáo thuộc xã Đức Tân. Và xã Huy Khiêm tiến hành tìm kiếm tượng Đức Mẹ bị vỡ. Sau biến cố lịch sử năm 1975 ở Tà Pao.
Mãi đến mùa phục sinh năm 1989. Một số giáo dân xã Nghị Đức và Huy Khiêm phát hiện một phần đầu, tay, chân của tượng Đức Mẹ bị vỡ nát khi xưa.
Năm 1991, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi và linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời. Đã đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát đắp vá và sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Đến tháng 7 năm 1991 công việc sửa tượng được hoàn thành. Từ đó Tượng Đức Mẹ Tà Pao được tọa lạc trên núi Tà Pao Tánh Linh cho đến ngày nay.
Vào hè năm 1999, một câu chuyện ly kỳ được lan truyền khắp vùng núi Tánh Linh Bình Thuận. Về hiện tượng Đức Mẹ hiện ra bay về núi Tà Pao nơi tọa lạc của tượng Đức Mẹ.
Câu chuyện này nhanh chóng được vang xa. Hàng trăm ngàn giáo dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Hồ Chí minh, Bình Dương… Hành hương đến đây cầu nguyện.
Nơi đây trở nên nổi tiếng và là địa điểm hành hương quen thuộc của nhiều giáo dân Công Giáo khắp cả nước. Đến nay nhiều câu chuyện lạ kỳ. Vẫn được các giáo dân kể lại sau mỗi chuyến hành hương đến Tà Pao.
Trước đây, hành trình du lịch hành hương về với Đức Mẹ trên núi Tà Pao gặp ít nhiều khó khăn. Bạn phải chuẩn bị đồ ăn, thức uống và nhiều đồ dùng khác mang theo. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc di chuyển lên núi Tà Pao đã dễ dàng hơn nhiều.
Do cung đường đã được tu sửa khá đẹp nên bạn có thể lên tượng đài Đức Mẹ trên núi bằng xe máy số hoặc ô tô. Đi qua cây cầu treo Đạp Loa, trung tâm thánh mẫu sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Những du khách ở xa cần lưu ý, đường lên núi nhiều khúc cua khá nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần điều khiển xe hết sức cẩn thận, nếu tay lái yếu thì tốt nhất không nên tự lái đi một mình.
Giờ lễ tại nhà nguyện Trung Tâm
Diễn ra hàng ngày vào lúc 5h sáng
Giờ lễ tại linh đài Đức Mẹ
Giờ lễ sáng ngày 13 hàng tháng
** Xem thêm giờ lễ tại Mũi Né Phan Thiết
Linh đài Đức Mẹ tọa lạc trên sườn núi cao, được này bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m. Quần thể công trình tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tà Pao. Hiện đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam. Có tên chính thức là Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
Tượng Đức Mẹ được dựng trên triền đồi khá cao, từ bãi đỗ xe đi lên khoảng 500m, đoạn dưới ít dốc nhưng càng về cuối các bậc thang dốc đứng uốn lượn dưới tán cây rừng xanh tươi mát mẻ.
“Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa Mẹ đồng trinh, đoàn con chung tiếng hát chung tấm lòng dâng đời sống. Lạy Mẹ Maria Mẹ nhân ái Mẹ hiển vinh, Mẹ chính là Nữ Vương là trạng sư, là Mẹ con.
– Con dâng Mẹ đây tâm hồn đây trí khôn, cả dĩ vãng cả hiện tại với tương lai. Đức thiện toàn con cương quyết gắng đi tới, trông lên Mẹ là gương mẫu của đời con.
-. Yêu thanh bần, yêu vâng lời, yêu khiết trinh, và yêu sống trên con đường Chúa đi xưa, Xứng con Mẹ con vui bước tới Thiên Chúa, hy sinh nhiều vì bác ái quên lợi danh.
– Con nguyện cầu, con trung thành, con quyết tâm, Mẹ nhận lấy cả tâm hồn kính dâng lên. Sống bên Mẹ muôn ơn thánh giúp con tiến. Xin che chở giờ sau sau hết qua trần gian”.
Tượng Đức Mẹ Tà Pao tồn tại gần nửa thế kỷ bên núi rừng nguyên sinh kỳ vĩ. Nơi đây chào đón hàng nghìn du khách phương xa đến viếng thăm và cầu nguyện mỗi năm.
Đến với Đức mẹ, giáo dân dành cả con tim yêu mến và tấm lòng tôn kính để hát bài ca dâng kính và nguyện cầu sự bình an, may mắn cho tất cả mọi người.